Ông Đồ Cho Chữ Ngày Tết

Từ xa xưa dân tộc ta đã có truyền thống thờ chữ, rước chữ, chơi chữ, xin chữ. Trong đó, thờ chữ và rước chữ là đối với những chữ của tầng lớp quý tộc, vua chúa. Còn dân gian thì chơi chữ và xin chữ nơi các ông đồ vào những dịp lễ tết trong cộng đồng
Zalo ScreenShot 3 1 2019 736745
Zalo ScreenShot 3 1 2019 736745

Hầu hết trong mỗi người chúng ta đều biết đến những câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Vũ Đình Liên

“Mỗi năm hoa đào nở.

Lại thấy ông Đồ già.

Bày mực tàu giấy đỏ.

Bên phố đông người qua…”

Xin Chữ Ngày Tết, không phải là một việc đơn giản như chúng ta thường nghĩ mà đó là điều thiêng liêng, một việc quan trọng của gia đình. Ông đồ ngày xưa rất được trọng vọng, những nhà có tiền thì mời thầy về tận nhà để dạy chữ cho con cái, những nhà bình thường thì gửi con đến nhà thầy, thầy giỏi học sinh khắp nơi kéo đến học, ngày lễ ngày tết phải sang tết thầy, dân gian có câu: mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy. Ngày xưa, ông đồ khăn đóng áo, dài thâm, quần chúc bầu trắng, chòm râu bạc phất phơ thật cốt cách, chải chiếu ngồi mài mực trên vỉa hè. Đàng sau ông giăng đầy những chữ Thần, chữ Phúc và những câu đối viết trên giấy màu đỏ khổ to. Bên nghiêng mực và mấy chiếc bút lông, ông đồ nằm bò trên giấy chăm chú thảo những dòng chữ Hán, chữ Nôm như rồng bay, phượng múa. Phố phường từ đó như rực rỡ thêm bằng những tấm giấy lụa, giấy điều…Như nhắc nhở mọi người rằng Tết đang đến.
Ngày tết, công việc của thầy đồ càng bận hơn bởi mọi người đến xin chữ, đó là việc mà cả người xin chữ và người cho chữ đều hết sức trân trọng và nâng niu. Ông đồ thường dậy sớm chuẩn bị nghiên mực cho chu đáo mà phải là loại mực tốt nhất thì viết chữ mới đẹp, người xin chữ khăn áo chỉnh tề, sắm một chút lễ vật đến nhà thầy, lễ vật tùy gia cảnh của người xin chữ.

Chữ Xin cũng tùy theo nguyện vọng, người cầu con cái xin chữ PHÚC, người cầu tài lộc thì xin chữ tài chữ LỘC, người cầu sức khỏe sống lâu xin chữ THỌ… Có những ông đồ thì lại đến các chợ, hoặc nơi đông người qua lại, bày giấy mực ra để bán chữ, có thể nói chỗ ông đồ ngồi là chỗ mọi người xúm vào đông nhất. Những ông đồ chữ đẹp được mọi người chú ý rất nhiều, mỗi chữ cũng chẳng đáng bao nhiêu tiền, nên ai cũng muốn mua cho mình một vài chữ, sắc đỏ của giấy, mùi thơm của mực cũng làm cho ngày tết thêm màu sắc và hương vị. Ngoài cầu may mắn, người ta còn muốn xin cái đức độ, tài năng của ông đồ, lấy chữ để răn mình.

Ngày nay, văn hóa hội nhập khiến hình ảnh về khu phố Ông Đồ cũng có một số sự thay đổi, khi bên cạnh những bậc “cao niên” thì cũng đã xuất hiện rất nhiều “ông đồ” với tuổi đời còn rất trẻ, thậm chí có ông đồ chỉ ở độ tuổi đôi mươi. Bên cạnh đó, bên cạnh viết chữ Hán, chữ Nôm thì các ông đồ ngày nay còn viết cả chữ quốc ngữ.Thư pháp ông đồ

Xuất ngoại thư pháp Việt
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay155
  • Tháng hiện tại308
  • Tổng lượt truy cập349,672
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây