Thư pháp Việt: Nghệ thuật mang tâm hồn của người hay chữ

(TBTCVN) - Theo quan niệm phương Đông, chữ thư pháp còn có ý nghĩa về mặt phong thủy. Thầy đồ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ lên một tờ giấy lớn, có nội dung mang tính chúc tụng, giáo dục, nêu một phương châm sống… Nét chữ viết đẹp mang tính hình tượng như rồng bay phượng múa.
Thư pháp Việt: Nghệ thuật mang tâm hồn của người hay chữ
THƯ PHÁP VIỆT - TGT Calligraphy Art
Thư pháp Thạch Thiện - Thích Giác Thiện
Thư pháp Việt: Nghệ thuật mang tâm hồn của người hay chữ
Thư pháp Việt: Nghệ thuật mang tâm hồn của người hay chữ

Lối viết đó gọi là Thư pháp. Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt thường có thói quen đến nhà “Thầy đồ” - người hay chữ xin chữ về treo như một bức tranh, món ăn tinh thần không thể thiếu.

Nhiếp tâm… tinh tế

Mới nhìn qua, nhiều người nghĩ rằng bộ môn này khá dễ, chỉ cần viết đẹp là được nhưng thực ra, nói đến thư pháp là nói đến sự khổ luyện. Bởi thư pháp có nhiều quy tắc với niêm luật chặt chẽ, vô cùng phức tạp. Nếu như ở phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng bút sắt, thước, compa...; con chữ nắn nót theo tỷ lệ và chuẩn mực cái đẹp được tính bằng thị giác thì ở phương Ðông (trong đó có Việt Nam), thư pháp là phải dùng bút lông, mực, giấy đưa nghệ thuật viết chữ lên đỉnh cao, mang tính triết học. Đơn cử như việc chọn một câu văn hay bài thơ để viết lên trang giấy cần hết sức cẩn trọng. Bởi ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, nội dung bức thư pháp còn phải cho thấy kiến thức, tâm hồn của người viết. Khi cầm bút, bên cạnh những đường nét rồng bay phượng múa, thư pháp gia còn cần “nhiếp tâm” (nhập tâm) với những gì mình định viết.

Một bức thư pháp có thành công hay không còn do chương pháp. Chương pháp là phương pháp phân bố toàn bộ bức thư pháp quy định các hàng đều và dài bằng nhau, một chữ lẻ không đứng thành một hàng, không dùng dấu chấm câu… Ấn chương (hay con dấu, con triện) cũng là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp, việc đặt đúng vị trí ấn chương sẽ làm tăng thêm giá trị của tác phẩm. Chân phương, cách điệu, cá biệt, mô phỏng và mộc bản là năm kiểu chữ chính của thư pháp Việt; từng kiểu chữ lại có các quy định cụ thể. Ngoài ra thư pháp còn có thể trở thành thư họa. Đó là khi nhà thư pháp biến chữ thành tranh, tranh là hình ảnh của chữ - lối viết này được coi là đỉnh cao của nghệ thuật thư pháp.

Bứt phá khỏi thân phận… ăn theo

Nhiều người cho rằng chỉ chữ Hán mới có thư pháp khiến cho thư pháp Việt bị mất lửa, phai nhạt dần. Tuy nhiên, thực tế loại chữ nào cũng có thư pháp thích hợp của nó; chữ Việt cũng không nằm ngoại lệ. Nở rộ vào mấy năm gần đây, thư pháp Việt đang tiếp tục đi những bước ban đầu với không ít nhà thư pháp định danh cùng những tinh hoa khác nhau khiến con chữ thêm phần bay bổng; song vẫn đang trên con đường khẳng định mình. Bên cạnh đó, các trò viết nhại thư pháp lại xuất hiện ngày một đa dạng, theo lối “ăn xổi ở thì”, không có sự sáng tạo, chứ chưa nói đến cái tâm của người viết, làm cho người thưởng ngoạn thường có cảm giác khó chịu khi xem các “tác phẩm” thư pháp Việt. Những người tự phong mình là thư pháp gia luôn cố gắng biến dạng một cách tuỳ tiện chữ viết và cho rằng đó là thư pháp. Và thật lạ là những người hay chữ Việt ngày càng thích bắt chước nhau, tạo ra những “tác phẩm” na ná như vậy.

1db659a4799d9ac3c38c
Thư pháp việt ( ảnh minh họa Thư pháp thạch thiện )

Trên thị trường hiện nay tràn lan người bán chữ, thư pháp không biết từ bao giờ trở thành công cụ để kinh doanh. Các khu chợ, vỉa hè… nơi tập trung đông người là nơi sáng tạo buôn bán nghệ thuật. Nhiều người tìm đến nhờ viết thư pháp lên trái dưa hấu, trái bưởi chỉ để trưng bày trong dịp Tết, bàn thờ ngày Rằm. Thực tế, các thư pháp gia Việt có tài, tâm huyết với nghề, nhiều người đã gác bút từ lâu, thay vào đó là những sinh viên, những người viết thư pháp phát sinh theo thời vụ “mọc” ra càng lúc càng nhiều. Hoạt động của các “nhà thư pháp” thời hiện đại này khá nhộn nhịp, ít có sự tĩnh lặng, không cần dụng công nghệ thuật gì, mà chủ yếu là mua bán. Người mua bỏ ra vài chục ngàn đồng, người bán ngồi lặp đi lặp lại những kĩ năng quen thuộc để viết… thư pháp. Chính bởi sự dễ dãi này đã đẩy dần nghệ thuật thư pháp Việt vào chỗ bế tắc, không còn yếu tố sáng tạo và mang thân phận của kẻ ăn theo.

Bên cạnh đó cũng có nhiều tác phẩm độc đáo được ra đời, gây được tiếng vang lớn, đánh dấu được tiếng nói mạnh mẽ của thư pháp Việt hiện nay. Có thể kể đến cuốn thư pháp kỷ lục Truyện Kiều dài 300m, cuốn thư pháp gỗ về Tuyên ngôn Độc lập nặng 400 kg của “ông đồ thời @” Trịnh Tuấn; cuốn thư pháp thơ Lục Vân Tiên dài 120m của Vĩnh Thọ hay như sáng tạo Nguyễn Văn Tân - sinh viên Đại học Nghệ thuật Huế với hơn 3.000 câu thơ lục bát của truyện Kiều được thể hiện hết sức độc đáo trên hơn 1.600 viên đá cuội trắng bằng thư pháp… Đây là những tác phẩm thư pháp điển hình bứt phá đầy sáng tạo, tạo trường lực mới cho thư pháp Việt thoát khỏi “thân phận ăn theo” dễ dãi.

Nghệ thuật thư pháp luôn đòi hỏi sự khổ luyện và đề cao tâm hồn, tinh thần của người viết. Thư pháp chữ Việt đang từng bước “ngấp nghé” chạm đến “cánh cửa chính danh” nhờ vào những nhà thư pháp tâm huyết với bộ môn nghệ thuật này.

Thư pháp được biết đến như nghệ thuật viết chữ của người Trung Quốc xưa với các công cụ gọi là văn phòng tứ bảo (bút, nghiên, giấy, mực). Thư pháp chữ Việt (hay thư pháp Việt ngữ) chính là chữ quốc ngữ Việt viết theo lối thư pháp, xuất hiện ở Việt Nam từ thập niên 1950 - 1960. Người đầu tiên có ý tưởng này - “Ông tổ” của Thư pháp chữ Việt là Đông Hồ Lâm Tấn Phát.
Theo Minh Thu (thoibaotaichinhvietnam.vn)
Xuất ngoại thư pháp Việt
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay143
  • Tháng hiện tại5,386
  • Tổng lượt truy cập403,669
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây