THÍCH GIÁC THIỆN - KHẮC CHỮ TRÊN ĐÁ CŨNG LÀ CÁCH THUYẾT PHÁP

Triển lãm “Khắc chữ thư pháp kinh Phật trên đá” tại Học viện Phật giáo TP Hồ Chí Minh đã gây một ấn tượng mạnh cho nhiều người và những bộ kinh Phật khắc trên đá này được mời về triển lãm trong dịp kỷ niệm 700 năm ngày mất của Trần Nhân Tông tại Quảng Ninh. Dịp này, người viết xin được giới thiệu vài nét về tác giả của những tác phẩm trên.
THÍCH GIÁC THIỆN - KHẮC CHỮ TRÊN ĐÁ CŨNG LÀ CÁCH THUYẾT PHÁP
Triển lãm “Khắc chữ thư pháp kinh Phật trên đá” tại Học viện Phật giáo TP Hồ Chí Minh đã gây một ấn tượng mạnh cho nhiều người và những bộ kinh Phật khắc trên đá này được mời về triển lãm trong dịp kỷ niệm 700 năm ngày mất của Trần Nhân Tông tại Quảng Ninh. Dịp này, người viết xin được giới thiệu vài nét về tác giả của những tác phẩm trên.
Khắc chữ thư pháp kinh Phật trên đá

Đại Đức Thích Giác  Thiện lúc mới thọ Tỳ  kheo, tuổi còn rất trẻ  đã được giao trụ trì một ngôi chùa cổ, đó là chùa Diêu Phong ở thị trấn Diêu Trì, tỉnh Bình Định. Tiếng là ngôi chùa cổ nhưng chùa Diêu Phong qua một thời gian dài không có trụ trì, không người chăm sóc nên bốn bề đều dột nát, thậm chí phòng vệ sinh cũng không có, muốn tắm phải chờ đến trời tối! Đất đai quanh chùa đã bị người dân lấn chiếm khá nhiều, Phật tử thì chưa có nên lúc mới về nhận trụ trì, ĐĐ Thích Giác Thiện phải bữa đói, bữa no để lo chống dột. Trước đó, ĐĐ. Thích Giác Thiện là thị giả của Đại lão Hòa thượng Thượng Bảo, Hạ An, Viện chủ Tổ đình Phổ Bảo, huyện Tuy Phước, Bình Định. Công việc thị giả không có thời gian nhiều để tu học nên ĐĐ thấy mình còn thiếu nội lực, yếu nội điển. Nghĩ vậy, ĐĐ Giác Thiện quyết định thi vào Học viện Phật giáo TP.Hồ Chí Minh và hiện nay ĐĐ đang là sinh viên khóa 6 của Học viện Phật giáo Việt Nam tại  TP Hồ Chí Minh.

Có năng khiếu về khắc thư pháp trên đá nên Festival Tây Sơn Bình Định 2008, ĐĐ Giác Thiện được mời khắc chữ ở khu du lịch Ghềnh Ráng, Qui Nhơn. Nghĩ rằng trên những tảng đá và những viên đá cuội có thể khắc lưu lại những lời dạy của chư Phật, chư tổ và Thánh hiền được tồn tại lâu dài nên ngoài khắc các địa danh như Mộ Hàn Mặc Tử, Dốc Mộng Cầm, Bãi trứng… ĐĐ Giác Thiện còn khắc thêm các câu “Có hiểu mới có thương” của TS Thích Nhất hạnh, “Cuộc đời sẽ đẹp nếu chúng ta biết sống bằng trái tim yêu thương”… Cũng chính tại Festival Bình Định, ĐĐ.Giác Thiện vẫn nhớ hoài lời một bạn trẻ mới thi đậu Đại học đến nhờ khắc chữ nhẫn và bạn ấy đã nói lên cảm nghĩ của mình: “Con muốn tặng mẹ con chữ này vì với con, chữ nhẫn này rất quan trọng. Đó là bao mồ hôi, nước mắt, bao cực nhọc, khó khăn mẹ phải gánh để cho con nên người như hôm nay”. Câu nói của bạn trẻ như luôn nhắc nhở ĐĐ Giác Thiện hãy gắng khắc, viết những chữ có thể mang lợi ích cho đời, cho người.
 

Đại đức Thích Giác Thiện đang sáng tác
Có người hỏi ĐĐ. Giác Thiện  rằng khắc chữ trên đá có lợi ích gì không, ĐĐ nói lên ý nghĩ của mình: “ Tôi thấyViệt Nam ta có 24 chữ cái để ráp vần. Chiến tranh hay hòa bình, yêu thương hay hận thù một phần cũng từ đó mà ra. Nên với tôi, khắc chữ trên đá là một cơ hội để thuyết pháp, do đó mỗi chữ khắc trên đá đều chứa đựng tâm nguyện của mình và tôi lấy đó làm công phu tu tập”.
Tác phẩm nổi bật trong triển lãm là bộ 22 viên đá khắc 420 chữ trong Thần chú Đại Bi. 
- Chủ bút Tùng Hồ ( Giác Thiện )
Khách xem triển lãm đặt  tác phẩm thư pháp viết tại chỗ để ủng hộ quĩ tử thiện. 
Tác phẩm đá mỹ thuật của nhóm nghệ nhân Chùa Lá Gò Vấp
Theo : Tâm Vương
Xuất ngoại thư pháp Việt
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay139
  • Tháng hiện tại5,382
  • Tổng lượt truy cập403,665
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây