Người “thổi hồn” thư pháp vào đá

Đại Đức Thích Giác Thiện tại một triển lãm thư pháp trên đá tại Ninh Bình Không giấu nổi niềm vui khi lập kỷ lục thư pháp, đại đức Thích Giác Thiện phấn khởi kể cho chúng tôi nghe về nghệ thuật điêu khắc thư pháp trên đá.
Người “thổi hồn” thư pháp vào đá
 Những nét chữ thư pháp đầu tiên chạm lên đá chứa đựng cả những nỗ lực, sự quyết tâm và lòng kiên trì”, Đại đức Thích Giác Thiện tâm sự. Có nhiều loại đá có thể khắc kinh Phật nhưng loại mà thầy Thiện tâm huyết nhất lại là đá cuội. Mà phải là những viên đá cuội cứng, đẹp được nhặt ở các vùng biển Quy Nhơn, Phan Thiết, Vũng Tàu... Thầy tâm niệm đá cuội sạch, thuần khiết và không vướng bận thế tục. Do những viên đá không có hình dạng nhất định nên muốn viết hay khắc được chữ và khắc như mong muốn phải xóa đi xóa lại nhiều lần. “Công đoạn chạm khắc là khó khăn nhất, dùng mũi mạ kim loại (bạch kim) chạm theo nét chữ đã viết sẵn, một cách tỉ mỉ, cẩn thận, đảm bảo giữ nét uyển chuyển mềm mại của thư pháp. Nhờ vậy nét khắc mỹ thuật, nét ẩn nét hiện một cách hài hòa. Thầy Thiện chia sẻ. Đến với thư pháp như một cái duyên và lòng đam mê, vị Đại đức trẻ này đã cho ra đời hàng ngàn tác phẩm thư pháp khắc trên đá đặc sắc, trong đó phải kể đến là những bộ kinh Phật thật kỳ công. Nghệ thuật viết thư pháp không phải là mới lạ nhưng viết thư pháp trên đá thì có lẽ Đại đức Thích Giác Thiện là người đầu tiên mang ý tưởng táo bạo của mình vào hiện thực. Những tảng đá lớn nhỏ vốn khô cứng nhưng qua bàn tay sáng tạo với những con chữ múa lượn, bỗng trở nên mềm mại, có tâm hồn. Từ tháng 1-2008 đến tháng 1-2010, thầy Giác Thiện đã thể hiện, khắc chữ trên đá các tác phẩm thư pháp kinh Phật như bộ “Bát Nhã Tâm Kinh”, 260 chữ, 16 viên đá cuội, bộ “Thần Chú Đại Bi” 420 chữ, 22 viên đá cuội, bộ “14 điều Phật dạy”, 14 viên đá cuội... Hoàn thành một bức thư pháp trên đá phải mất rất nhiều công sức, tùy theo nội dung, hình thức, màu sắc và các đường vân của đá. Đầu tiên, phải chà đá bằng giấy nhám mịn hoặc đá mài, rửa bằng bàn chải lớn hoặc dùng hóa chất để tẩy. Sau khi nội dung tác phẩm đã hiện lên trên nền đá, mới bắt đầu viết các giáo lý, kinh nhà Phật hoặc nếu là để tặng cho bạn tâm giao thì cũng có thể khắc họa những câu thơ, các câu danh ngôn hoặc dùng họa pháp để vẽ vào đá những nét chữ, họa tiết, điểm xuyết cho bức tranh thêm phần sống động, cổ kính

Đại đức Thích Giác Thiện

 

 

Đại đức Thích Giác Thiện mài đá

 

 

Đại đức Thích Gác Thiện khắc chữ

 

 

 

 

chú tiểu tí hon viết chữ trên đá

 

 

chú tiểu tí hon viết chữ trên đá

 

 

chú tiểu tí hon viết chữ trên đá

 

 

chú tiểu tí hon viết chữ trên đá

 

 

chú tiểu tí hon viết chữ trên đá

 

 

chú tiểu tí hon viết chữ trên đá

 

 

Chú tiểu tí hon với đá cuội

 

 

 

 

Viên đá cuội

 

 

Viên đá cuội

 

 

Đại đức hích Giác Thiện viết chữ trên đá

 

 

Đại đức Thích Giác Thiện viết chữ trên đá

 

 

Đại đức Thích Giác Thiện viết chữ

 

 

Đại đức Thích Giác Thiện viết chữ

 

 

Đại đức Thích Giác Thiện

 

Xuất ngoại thư pháp Việt
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay45
  • Tháng hiện tại198
  • Tổng lượt truy cập349,562
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây