Thư pháp Việt trên đá cuội

Từ những viên đá cuội thô cứng vô tri, bằng đôi tay tài hoa, khéo léo và tâm hồn nhạy cảm của một người nghệ sĩ chốn thiền môn, Đại đức Thích Giác Thiện (sinh năm 1979) đã trình bày lên đó những tác phẩm thư pháp tiếng Việt tuyệt đẹp và có nội dung mang đậm ý nghĩa nhân sinh cao đẹp
Đại đức Thích Giác Thiện đang chọn viên đá sao cho phù hợp và mang tính mỹ thuật cao cho Thư pháp Việt
Đại đức Thích Giác Thiện đang chọn viên đá sao cho phù hợp và mang tính mỹ thuật cao cho Thư pháp Việt
 
Đại đức Thích Giác Thiện
Đại đức Thích Giác Thiện đã được Tổ chức kỉ lúc Việt nam xét kỷ lục công nhận " Người viết chữ Thư pháp trên đá nhiều nhất Việt Nam " 
 Theo thầy Giác Thiện cho biết, khắc chữ thường lên đá đã khó, để khắc được những chữ thư pháp lên đá cuội, một thứ đá giòn dễ vỡ càng khó hơn. Vì thế đòi hỏi người làm phải có một quá trình rèn luyện công phu, kiên nhẫn. Từ công đoạn chọn viên đá phù hợp với từng nội dung muốn viết, dùng máy khoan khắc chữ thư pháp lên thân đá rồi tô mực làm nổi bật con chữ là cả một quá trình rất tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo. Tùy số lượng chữ, nội dung chữ mà người làm có cách chọn viên đá sao cho phù hợp và mang tính mỹ thuật cao
Nội dung các bức thư pháp trên đá của thầy Thích Giác Thiện thường là những lời giáo huấn của Đức Phật, hoặc những lời hay ý đẹp của các bậc danh nhân, học giả... Qua bàn tay sáng tạo của thầy Giác Thiện, những viên đá thô cứng trở nên có thần, chúng không chỉ là tác phẩm nghệ thuật, mà còn hàm chứa những nội dung tốt đẹp có tác dụng răn dạy, giáo dục con người.
Đá cuội
Đá dùng để viết thư pháp là các loại đá cuội to nhỏ, hoặc đá bán quý, đá quý có ở nhiều nơi trong nước.
(Ảnh: Nguyễn Luân/Báo ảnh Việt Nam)


 
Xuất ngoại thư pháp Việt
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay89
  • Tháng hiện tại242
  • Tổng lượt truy cập349,606
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây